Đánh dấu năng lực trên từng dự án thông qua các lĩnh vực Đầu tư hạ tầng giao thông; – Quản lý, vận hành công trình hạ tầng giao thông; – Thi công xây lắp; – Đầu tư phát triển bất động sản, dịch vụ gắn liền với đường cao tốc… HHV đã khẳng định thương hiệu và uy tín của mình trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Hiện nay, HHV hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề với phạm vi hoạt động rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố (TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Bắc Giang, Lạng Sơn, TP. Cần Thơ,…) nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của Công ty như: nguồn lực tài chính, lực lượng lao động trình độ cao, trang thiết bị hiện đại,… Trong đó, HHV xác định tập trung ưu tiên hàng đầu vào các mảng hoạt động chính, tạo nên giá trị cốt lõi của Công ty.
Cụ thể, HHV đã chứng minh năng lực của mình qua hàng loạt công trình cụ thể như: là nhà đầu tư xây dựng hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân 2, cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận…
Hầm đường bộ Đèo Cả là công trình giao thông trọng điểm Quốc gia, được Bộ Xây dựng công nhận là một trong 5 công trình tiêu biểu Quốc gia nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam.
Hầm đường bộ Đèo Cả có tổng chiều dài 13.190m, khởi đầu từ Km1353+150 (Quốc lộ 1A) ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) và kết thúc tại Km1374+525 ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Trong đó, tuyến hầm Đèo Cả dài 4.125m, tuyến hầm Cổ Mã dài 500m và 8.565m đường dẫn. Mỗi tuyến đều có hai đường hầm được thiết kế cách nhau 30m, mỗi đường hầm rộng 9,75m, gồm hai làn xe cùng với dải an toàn và hành lang bảo dưỡng hầm, tốc độ thiết kế 80km/giờ.
Dự án khởi công ngày 18/11/2012, sau hơn 4 năm nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, đến đầu tháng 9/2017 công trình đã hoàn thành vượt tiến độ 4 tháng. Sau khi đưa hầm đường bộ Đèo Cả vào khai thác, thời gian phương tiện lưu thông khi qua hầm còn 10 phút thay vì đi đèo mất 45 phút, đồng thời xoá bỏ điểm nghẽn giao thông và điểm đen về tai nạn ở cung đường đèo hiểm trở này.
Hầm đường bộ qua đèo Cù Mông có tổng chiều dài toàn tuyến: 6,62km, nối 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Dự án có điểm đầu tại Km1239+119 QL1 (thuộc địa phận tỉnh Bình Định), điểm cuối tại Km1247+739 QL1 (thuộc địa phận tỉnh Phú Yên). Chiều dài hầm 2.600m, chiều dài đường dẫn 4.020m, trên tuyến có 2 cầu với tổng chiều dài 36m. Đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III (TCVN 4054-2005), vận tốc thiết kế 80km/h.
Hầm Cù Mông được khởi công ngày 26/9/2015, hơn 3 năm vượt khó thi công, ngày 15/01/2019 dự án nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, vượt tiến độ 2,5 tháng. Sau khi đưa hầm Cù Mông vào khai thác, phương tiện lưu thông qua hầm chỉ mất 6 phút thay vì 30 phút khi đi đường đèo.
Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á, và là công trình gắn bi ển chào mừng Đ ại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đây là một công trình kỷ lục, khẳng định n ăng lực, trí tuệ của người Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện một dự án mang tầm cỡ quốc tế.
Dự án có điểm đầu thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và đi ểm cuối thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chi ểu (TP. Đà N ẵng), với tổng chiều dài hơn 12,6km, được khởi công vào năm 2016, gồm 2 giai đo ạn. Giai đoạn 1, nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1 sửa chữa tuyến đường qua đèo Hải Vân; khởi công từ 04/2016 hoàn thành 08/2017. Giai đo ạn 2, thi công mở rộng hầm Hải Vân 2 với tổng chiều dài hơn 12,6km; khởi công từ 12/2016, hoàn thành vào tháng 01/2021. Khi hầm Hải Vân đưa vào vận hành, các phương tiện chỉ mất khoảng 15 ph út khi di chuy ển qua hầm thay vì mất hơn 60 ph út đi đường đèo.
Hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia nằm trên Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Phúc Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, được khởi công ngày 18/5/2014 và đưa vào sử dụng từ ngày 29/06/2016.
Hầm Phước Tượng có chiều dài 375m, phần đường dẫn vào hầm 4,200 m; hầm Phú Gia có chiều dài 447m, đường vào hầm dài 2.600m, cả hai hầm đều rộng 11,5m, gồm hai làn xe cơ giới, với vận tốc thiết kế 80km/giờ.
Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn có điểm đầu tại Km45+100 (giao QL1, Sao Mai, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án nâng cấp mở rộng QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc 64.9km. Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, được khởi công từ năm 2015, nhưng do nhà đầu tư cũ không đảm bảo năng lực, không thu xếp được vốn dẫn đến dự án bị dừng gần 2 năm. Đến tháng 4/2017, Đèo Cả đã tiếp nhận lại dự án và thực hiện nhiều giải pháp để xử lý các vướng mắc, đảm bảo nguồn vốn, thúc đẩy triển khai thi công đồng loạt.
Sau 2 năm tái khởi động như một kỳ tích, tháng 12/2019 cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chính thức thông xe, vượt tiến độ 3 tháng. Không những đưa dự án về đích vượt kế hoạch mà Đèo Cả còn tạo nên kỷ lục về tiến độ khi hoàn thành 64.9km đường cao tốc trong vòng 2 năm.
Trong Chiến lược phát tri ển giao thông vận tải đến năm 2020 tầm nhìn đến n ăm 2030 của Chính phủ, định hướng phát tri ển h ạ tầng giao thông về đường bộ là ưu ti ên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào n ăm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020, trong đó có Dự án mở rộng QL1A đoạn Km1374+525 – Km1392 và Km1405 – Km1425 (đoạn qua tỉnh Khánh Hòa).
Dự án được khởi công ngày 26/5/2013, tại thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chiều dài toàn tuyến của dự án là 37,5km (không bao gồm đoạn tuyến Km1392 – Km1405 đi qua thị trấn Vạn Giã). Điểm đầu dự án tại Km1374+525, thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa (giáp với điểm cuối dự án hầm Đèo Cả). Đi ểm cuối dự án tại Km1425 (Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), hướng tuyến bám theo QL1 hiện hữu; trên toàn tuyến có 18 cây cầu với tổng chiều dài 575,45m.
T.T
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/emagazine/hhv-cung-duong-vang-tao-ra-gia-tri-vang-237426.html